Doanh nhân Phạm Đình Thương: Gần lắm - Trường Sa ngay trong trái tim tôi
Doan nhân Phạm Đình Thương, Chủ tịch Hiệp hội người Việt Nam tại Saitama/ Phó Chủ tịch Liên hiệp hội người Việt Nam tại Nhật Bản. Anh hiện là Tổng giám đốc công ty cổ phần SUN SHINE có trụ sở tại Nhật Bản.
Đối với mỗi người con đất Việt dù sống ở đâu cũng khao khát một lần được đặt chân đến Trường Sa – vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Đến đây, dường như ai cũng sống chậm hơn, lắng đọng hơn, để cảm nhận vẻ đẹp hùng vĩ của biển đảo quê hương Việt Nam, đồng thời để hiểu rõ hơn về cuộc sống của những con người đang ngày đêm thầm lặng bám biển, canh giữ chủ quyền và phát triển vùng biển đảo quê hương. Với doanh nhân Phạm Đình Thương, kiều bào Nhật Bản thì chuyến công tác Trường Sa 7 ngày 6 đêm không chỉ là hải trình địa lý mà còn là hành trình đầy ý nghĩa của những xúc cảm, lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc và trách nhiệm với quê hương đất nước.
Phạm Đình Thương chia sẻ: “Tôi rất háo hức khi mà mình được về tham gia chương trình lần này”Là một chủ doanh nghiệp tôi phải thu xếp công việc để về tham gia. Bản thân tôi rất bồi hồi cảm xúc khi về tham gia chương trình thăm Đảo trong chương trình kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Tôi đã chuẩn bị rất là nhiều cả tinh thần cũng như là sức khỏe nhưng có một thứ mà có lẽ không phải chuẩn bị đó là tình yêu quê hương đất nước”.
Đoàn công tác Bộ Ngoại giao thăm huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 |
Chuyến hải trình đến với Trường Sa thường niên do Ủy ban NNVNVNONN, Bộ Ngoại giao tổ chức là minh chứng cho thấy Đảng, Nhà nước luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của dân tộc. Đồng thời đây cũng là dịp để kiều bào trực tiếp cảm nhận nhịp sống vùng biển đảo tiền tiêu của Tổ quốc. Phạm Đình Thương chia sẻ anh rất ấn tượng về vẻ đẹp rắn rỏi, bản lĩnh kiên cường nhưng rất bình dị của các chiến sĩ trẻ và người dân nơi đây.
![]() |
Cùng với bà con kiều bào khác tham gia chuyến hải trình Trường Sa, doanh nhân Phạm Đình Thương với vai trò là Chủ tịch Hiệp hội người Việt Nam tại Saitama/ Phó Chủ tịch Liên hiệp hội người Việt Nam tại Nhật Bản không quên mang theo những món quà ý nghĩa, thiết thực của cộng đồng người Việt ở Saitama dành cho Trường Sa: “Cộng đồng người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản ủng hộ 200 triệu trong đó có 50 triệu tiền mặt và 150 triệu tiền thuốc thang cũng như thực phẩm chức năng. Bản thân riêng tôi và công ty SUNSHINE GLOBAL ủng hộ 300 triệu tiền mặt. Trong đó 200 triệu xây dựng Nhà văn hóa và 100 triệu còn lại để xanh hóa Trường Sa. Nhà văn hóa là nơi để các chiến sĩ cũng như là bà con sinh hoạt. Tôi luôn mong muốn rằng được góp phần làm xanh hóa Trường Sa và muốn giúp bà con và các chiến sĩ có cuộc sống tốt hơn”.
![]() |
Những hoạt động chương trình dày đặc khiến anh không có nhiều thời gian để có thể tiếp xúc, cảm nhận sâu hơn về cuộc sống trên đảo, nhưng qua những câu chuyện như đã tiếp thêm sức mạnh cho anh, trân trọng hơn từng khoảnh khắc trong cuộc sống và để thêm hiểu rằng người Việt mình dù ở đâu đều có phải một phần trách nhiệm trong gìn giữ biển đảo quê hương.
“Bản thân tôi thì ngoài những việc đó thì sau chuyến đi này tôi sẽ mang những hình ảnh của Trường Sa tích cực nhất mang về để quảng bá cho bà con Kiều bào đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản nói riêng và thế giới nói chung để tất cả bà con kiều bào hiểu về nỗi khó khăn, hiểu sự khó khăn của các chiến sĩ, cũng như là cuộc sống của bà con bám biển để bà con có thêm nhiều thông tin và có thêm nhiều cái góp sức là hỗ trợ thiết thực về mặt là tài chính cho cho các cái chương trình mà ủng hộ cho Biển Đảo lần này”.
![]() |
“Trường Sa ơi, mai tàu rời bến
Ta lại về phố thị thân thương
Vòng tay ấm bao chuyện buồn vui
Biển dẫu yên lòng ta lay động”. (Bâng khuân Trường Sa)
![]() |
Phạm Đình Thương chia sẻ với anh, chuyến đi Trường Sa thực sự là một hành trình tìm về giá trị cội nguồn để khi trở về với trái tim đong đầy cảm xúc. Có lẽ, lần trở về này thật trọn vẹn ý nghĩa khi Anh vinh dự cùng đoàn kiều bào được tham gia vào lễ diễu hành - bản “hùng ca” hoành tráng kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước ở Thành phố mang tên Bác.
![]() |
Phạm Đình Thương chia sẻ: “Tôi cảm thấy rất vinh dự khi là một ttrong 20 kiểu bào tiêu biểu tham gia trong khối kiều bào diễu hành. Đây là một trong những hoạt động tri ân cho sự hi sinh mất mát lớn lao của các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì độc lập tự do cho dân tộc. Đồng thời, thêm một lần để chúng tôi tự nhắc nhở bản thân rằng, hòa bình của đất nước đã phải đổi bằng xương máu của cha ông ta. Là một người con Việt, mang trong mình dòng máu đỏ da vàng thì phải sống và làm tròn trách nhiệm của một người dân Việt Nam, là một người dân Việt Nam gương mẫu tuân theo pháp luật nơi đất nước sở tại. Sau đó, với trách nhiệm là kiều bào sẽ quảng bá văn hóa của Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, làm sao cho thế hệ sau hiểu về văn hóa, lịch sử và không quên được công ơn của cha ông, không quên được sự hào hùng và lịch sử. Với riêng tôi sẽ nỗ lực phát triển doanh nghiệp, là hình ảnh, là cầu nối để các doanh nghiệp từ Nhật Bản về Việt Nam tìm đối tác hợp tác và ngược lại cũng là một cầu nối để các đối tác và doanh nghiệp từ Việt Nam sang Nhật Bản tìm thị trường và khai thác thị trường. Đó có thể là những thứ mà tôi đang nghĩ và tôi sẽ làm”.
![]() |
Khi đến thăm Trường Sa, dường như mỗi người có một góc nhìn mới về cuộc sống, thêm yêu quý và tự hào Tổ quốc Việt Nam. Và, tận sâu trong tim mỗi người đều muốn làm điều gì dù nhỏ bé thôi để đóng góp cho quê hương đất nước. Bởi,Trường Sa không chỉ là một địa điểm, mà là phần linh hồn của mỗi người Việt Nam.
Các tin bài khác